Guilty Gear Strive – Còn nhớ vào thập niên 90, khi mà những cái tên Street Fighter, King of Fighters, Virtua Fighter, Samurai Shodown đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường game đối kháng, cái tên Guilty Gear quá xa lạ với người chơi, và càng xa lạ hơn khi hãng đưa ra dòng game này là cái một tên tuổi vô danh: Arc System Works. Từ trailer đầu tiên ra mắt cho đến lúc phát hành, Guilty Gear Strive gây ấn tượng độc nhất ở phần nghe và nhìn của game.
Tương phản với những tựa game đối kháng đã chuyển hẳn lên dựng hình 3D, Guilty Gear vẫn ’giữ mình’ với mô-típ 2D truyền thống cùng chút biến tấu. Game sử dụng Unreal Engine, nhưng không đi theo hướng xây dựng nhân vật ‘góc cạnh’, ‘bặm trợn’ như hai phiên bản gần đây nhất của dòng Street Fighter. Nhân vật được dựng hình 3D với shader đi kèm ‘cây nhà lá vườn’, kết quả làm nên được là một nền đồ hoạ mãn nhãn, phong cách hoạt họa Nhật Bản sinh động và sặc sỡ.
Xem thêm: https://victory8.online/cach-choi-slot-game-no-hu-tu-linh.html
Bên cạnh tạo hình nhân vật ‘bóng loáng’, các chi tiết khác trong diện nhìn của game cũng được chải chuốt mượt mà. Người chơi cảm nhận được luồng gió làm lung lay rèm cửa của màn chơi hay trang phục của nhân vật, cảm nhận được sức nặng cơ thể của nhân vật khi di chuyển, chạy, nhảy và ra đòn. Điều đáng chú ý nhất ở phần nhìn chính là game thể hiện được độ nặng – nhẹ của đòn đánh một cách nhuần nhuyễn, làm những chuỗi ra đòn liên hoàn (combo) hay ép góc như một ‘liên khúc’ với các giai điệu biến hóa đã mắt. Ngoài ra, game còn tô điểm thêm những chi tiết nhỏ khác nhằm thể hiện nên tính cách nhân vật. Ví dụ như khi nhân vật May bị ‘ăn đòn’, bạn có thể thấy rõ nhân vật này bị choáng hay hoảng loạn như thế nào qua nét mặt thay đổi trên game. Hoặc khi May ra đòn và trúng địch, nét mặt thay đổi với biểu cảm tinh nghịch, thể hiện cá tính đặc trưng của May là một cô gái nhanh nhảu đoản. Môi trường cũng góp phần cho người chơi thấy được công sức của nhóm phát triển game trong việc chải chuốt phần nhìn của Guilty Gear Strive. Xem thêm: https://victory8.online/no-hu Ví dụ điển hình nhất chính là ở việc các màn chơi đều có nhiều phân đoạn khác nhau, với bối cảnh lẫn thời tiết khác biệt. Khi bạn điều khiển nhân vật đi vào một góc tối của màn chơi thì bạn sẽ thấy bóng đổ làm cho màu sắc nhân vật mờ đi, thể hiện rằng nhân vật đang ở dưới mái hiên cũ kĩ, hoang tàn. Bóng chiều tà của mặt trời làm cho màn chơi đỏ rực thì nhân vật khi bước ra ngoài ánh nắng cũng sẽ bị nhuộm một màu đỏ tương tự. Phần nghe thì ngoài hiệu ứng đòn đánh lẫn chiêu thức ra thì nhạc nền là thứ mà bất cứ ai đã chơi qua dòng Guilty Gear đều chú ý. Phiên bản này cũng không là ngoại lệ. Nếu như các bản rock ở phiên bản cũ được cho là khá ‘nhẹ’ và dễ nghe, thì đến với bản này nó được tăng ‘đô’ nặng lên. Bản nhạc nền Requiem cho I-No là bản mà người viết thích nhất trong này, đặc biệt là những khúc cao trào và lúc outro giới thiệu trước trận đánh. Nếu bạn là fan hâm mộ game đối kháng và cũng là một fan cứng của nhạc rock, Guilty Gear Strive chắc chắn sẽ khiến bạn thỏa mãn. Trang chủ: https://victory8.online/
Комментарии